BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Trường mầm non thị trấn Văn Giang
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Các hình thức Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và cách phòng tránh
Thời gian qua, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, công nghệ số, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng với thủ đoạn tinh vi, tính chất ngày càng phức tạp, biến tướng dưới nhiều hình thức, đặc biệt là thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Telegram... gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống nhân dân. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước; quen biết qua mạng xã hội, lợi dụng quan hệ gia đình; trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng; thiết lập các trang mạng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng, yêu cầu đóng tiền để nhận quà tặng, cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng... để chuyển tiền, rút tiền; giới thiệu việc nhẹ lương cao, tuyển cộng tác viên trên sàn thương mại điện tử như tiki, lazada, shopee…; kêu gọi đầu tư tài chính trên các trang web bán hàng, công ty tài chính...
Bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng xã hội ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm: Người cao tuổi, công nhân, nhân viên văn phòng, người chưa có việc làm... mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, tâm lý, nhu cầu khác nhau các đối tượng có những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin, chiếm quyền kiểm soát tài khoản, thao túng yêu cầu chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, có nhiều vụ lừa đảo kép, bị hại bị lừa đảo nhiều lần trong một vụ, thậm chí có trường hợp đã được người thân trong gia đình cảnh tỉnh nhưng vẫn cố chấp nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng dẫn đến bị lừa.
Để tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và tuyên truyền, cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh cần nâng cao nhận thức, cảnh giác, có kỹ năng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
- Một số hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng:
- Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”;
- Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice;
- Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao;
- Lừa đảo giả mạo chứng từ ngân hàng chuyển tiền thành công;
- Lừa đảo tuyển người mẫu nhí, các chương trình bình chọn trên mạng;
- Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo;
- Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp;
- Lừa đảo tuyển Cộng tác viên online (việc nhẹ, lương cao);
- Lừa đảo cho vay vốn trên mạng với lãi suất thấp, giải ngân nhanh;
- Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng;
- Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa;
- Lừa đảo cho số đánh lô, đề;
- Lừa đảo dịch vụ lấy lại tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, Telegram...);
- Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi quà, trúng thưởng...;
- Lừa đảo tình cảm, sau đó sử dụng ảnh nóng để tống tiền;
- Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo chuyển
- tiền;
- Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện đe dọa để lừa
- Giả danh Công an yêu cầu cài VNeID làm định danh mức độ 2, 3 để lừa
- Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu cần
- chuyển tiền phẫu thuật, điều trị;
- Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng để lừa đảo;
- Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, doanh nghiệp (bảo hiểm xã hội, thuế, ngân hàng...) để lừa đảo;
- Rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
- Một số dấu hiệu để nhận biết lừa đảo trên không gian mạng
- Các yêu cầu gấp gáp, đòi hỏi chuyển tiền ngay lập tức;
- Các lời hứa hẹn lợi nhuận cao một cách phi lý;
- Các đường link, website lạ, không rõ nguồn gốc; - Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân quá nhiều.
- Cách phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng
- Không nghe cuộc gọi doạ nạt liên quan đến vụ án, vụ việc vì cơ quan Nhà nước và cơ quan Công an làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, không làm việc trên điện thoại hay trên mạng xã hội;
- Không tham trước các món quà miễn phí, lời chào mời việc nhẹ lương cao, đầu tư lợi nhuận cao, vay vốn lãi suất thấp... trên mạng;
- Không tải ứng dụng (app), truy cập vào các đường link và thực hiện thao tác theo hướng dẫn của bất kỳ người lạ nào;
- Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các đối tượng trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber, Telegram... kể cả là của
- người thân, bạn bè; cần gọi điện xác nhận trước khi chuyển tiền;
- Không thu thập, mua bán, trao đổi, cho tặng tài khoản ngân hàng vì đây là hành vi vi phạm pháp luật và tạo điều kiện cho đối tượng sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng;
- Không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP... cho người lạ;
- Khi người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hãy đến ngay cơ quan Công an gần nhất để được trình báo và hỗ trợ./.
Trên đây là những hình thức, thủ đoạn của tội phậm công nghệ cao qua không gian mạng. Đề nghị CBGVNV trong nhà trường và rất mong các bậc phụ huynh nâng cao cảnh giác để không trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng.