Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 9
Năm 2024 : 14.841
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VỀ MÙA XUÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VỀ MÙA XUÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

BCV: Dương Thị Huệ.

Ngày: 30/01/2021

Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường; làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người đặc biệt là ở trẻ em, nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả thì bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như bệnh tay chân miệng, sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thuỷ đậu, các bệnh cúm, tiêu chảy....

1. Một số căn bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa đông xuân

1.1 Bệnh sởi, rubella

Bệnh sởi và bệnh rubella là 2 căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh chủ yếu lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc qua các con đường tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt chúng có nguy cơ lây lan và dễ dàng trở thành đại dịch, nhất là ở các trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin sởi, rubella.

Triệu chứng báo hiệu của bệnh thường là sốt, phát ban và viêm đường hô hấp. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong.

Tuy rằng bệnh có triệu chứng nguy hiểm và có nguy trở thành dịch bệnh tại Việt Nam nhưng chúng ta có thể phòng tránh bằng cách tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Với trẻ trong độ tuổi từ 9 – 12 tháng cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xinphòng bệnh sởi mũi một và tiêm nhắc lại mũi hai khi trẻ trên 18 tháng tuổi, đồng thời tiêm vắc xin sởi- rubella cho trẻ ở độ tuổi từ 12 – 14 tháng và thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.

1.2. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh toàn thân do virus varicella zoster gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường bùng phát vào giai đoạn giao mùa Đông – Xuân.

Các triệu chứng của bệnh: sốt, nổi mụn nước li ti trên mặt (phụ huynh thường nhầm lẫn với sốt phát ban).
Bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan, do vậy, các bậc cha mẹ nên các các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả và an toàn là tiêm vắc xin cho trẻ trước mùa dịch ít nhất một tháng, bởi vắc xin thủy đậu cần 2-3 tuần để phát huy tác dụng.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần phòng bệnh cho bản thân để tránh trở thành nguồn bệnh trung gian lây cho con. Thực hiện nguyên tắc là: không ôm, bế, cưng nựng trẻ khi đi làm về mà chưa thay đồ; không cho trẻ ăn khi chưa vệ sinh tay chân,… Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

1.3 Bệnh về đường hô hấp

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với những biến đổi thời tiết, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa hoàn thiện nên mùa nào cũng có dịch bệnh. Đặc biệt lúc giao mùa xuân- hè, thu- đông trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Hen phế quản là bệnh đứng đầu trong số các bệnh hô hấp thường gặp vào mùa xuân. Nguyên nhân là do sự thay đổi thời tiết khiến sức đề kháng của cơ thể trẻ giảm sút, lại gặp phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, côn trùng… phát triển nên những trẻ có thể trạng dị ứng khi hít dễ bị co rút khí quản, tạo ra các cơn hen. Biểu hiện của bệnh: khó thở, mặt mũi tím tái, nếu nặng có thể suy hô hấp. Để phòng tránh các cơn hen khó chịu này cần bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây dị ứng, tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường lạ, gây kích ứng, bổ sung vitamin C.

Bệnh viêm khí- phế quản cấp do các loại virus cúm gây ra cũng phát triển mạnh trong mùa xuân mà trẻ em thường mắc phải. Triệu chứng đầu tiên là hắt hơi, sổ mũi, sau đó là ho, sốt. Vì vậy, bạn cần giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ăn đồ lạnh, ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước, nhất là nước lạnh.


1.4. Viêm mũi dị ứng

Mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chả nước mũi liên tục, nghẹt mũi ở trẻ. Đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Khi trẻ hít phải phấn hoa, trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mủi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.
 

1.5. Viêm giác mạc

Virus gây viêm giác mạc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm nên trong mùa xuân, các mẹ hãy chú ý cho con đeo kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người.

2. Cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân hiệu quả

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ bố mẹ và giáo viên cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …).

 2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

 3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …; nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang.

4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

 


Tác giả: Dương Thị Huệ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan