Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 28
Năm 2024 : 7.668
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài tuyên truyền: PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ VÀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ.

Bài tuyên truyền

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ VÀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ.

        Do đặc điểm thời tiết khí hậu ở nước ta, cứ đến mùa hè, nhiều bệnh dịch lại phát triển ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em như tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh tay chân miệng…

      I.CÁC BỆNH MÙA HÈ VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG.

 1.Bệnh tiêu chảy cấp:

      Có thể là tiêu chảy thường hoặc tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả, kiết lỵ, thương hàn. Tiêu chảy thường do bị nhiễm virus, hoặc các loại vi khuẩn thông thường, bệnh chứng thường nhẹ hơn và ít gây thành dịch lớn so với tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là dịch tả). Bệnh tả là bệnh tối nguy hiểm có thể gây tử vong cao. Mùa hè ở nước ta có khí hậu nóng ẩm nên các loại vi khuẩn dễ phát triển trong thực phẩm, thức ăn, làm cho thức ăn nhanh bị hỏng, bị ôi, thiu, là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp bị tiêu chảy. Mặt khác, sau những ngày mưa bão, lũ lụt thì các vi khuẩn càng có điều kiện sinh sôi, phát tán trong môi trường đất, nước, thực phẩm, làm cho số người mắc tiêu chảy càng tăng cao.

      Ðể tránh không bị tiêu chảy hoặc tả, lỵ thương hàn, chúng ta cần: Tăng cường vệ sinh cá nhân. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch đặc biệt là trong mùa mưa bão, sát khuẩn nước bằng Cloramin B, không đổ chất thải, nước giặt, rửa xuống giếng, ao, hồ, sông, suối. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn chín, uống chín, không ăn rau sống, không uống nước lã, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua. Bên cạnh đó, cần tránh tập trung ăn uống đông người trong các dịp ma chay, cưới xin, cúng giỗ…, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

2. Bệnh sốt xuất huyết:

    Là bệnh nhiễm virus sốt xuất huyết Dengue cấp tính do muỗi truyền (muỗi vằn Aedes Aegypti). Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa… hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong và gây thành dịch lớn, hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

    Ðể phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thường xuyên thu gom, tiêu hủy các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Thường xuyên thau rửa chum vại, bể nước mưa, lọ hoa, úp ngược các vật dụng chứa nước không dùng đến như xô, chậu, chén bát, máng nước uống của gia súc, gia cầm. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi quy mô cộng đồng hoặc phun diệt muỗi trong nhà bằng các bình xịt muỗi cầm tay.

3.Bệnh viêm não Nhật Bản:

    Là bệnh do một loại virus có tên là virus viêm não Nhật Bản gây nên, trung gian truyền bệnh là muỗi Culex, một loại muỗi thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản thường là lợn, dơi, chim hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời và có thể gây thành dịch lớn.

      Bệnh viêm não Nhật Bản có thể phòng bằng cách: Tiêm vaccine phòng bệnh, thường chỉ tiêm cho trẻ em, mỗi trẻ cần được tiêm đủ ba mũi theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp chống muỗi đốt và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, thả cá tại các ao, hồ, ruộng lúa nước để diệt loăng quăng (bọ gậy), làm chuồng gia súc xa nhà.

4.Bệnh tay chân miệng:

   Là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột, thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 (EV71) gây nên. EV 71 là virus gây bệnh nguy hiểm dễ dẫn tới viêm não và tử vong. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường phân - miệng tức là mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus (vì virus tồn tại trong nước, đất, rau và các loại thức ăn khác). Ðây là bệnh dễ trở nên nguy hiểm vì có thể diễn tiến rất nhanh với các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê, co giật và dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là các cháu đang đi nhà trẻ, mẫu giáo.

  Cách phòng bệnh là: tránh tiếp xúc với các nguồn lây theo đường tiêu hóa; tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa sạch sàn nhà, vật dụng đồ chơi của trẻ, lau sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2%. Khi có trẻ bị bệnh phải cách ly tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.

* Kết luận: Ngoài những biện pháp trên phòng một số bệnh cụ thể . Các biện pháp để phòng bệnh chung cho các bệnh truyền nhiễm mới nổi và bệnh dịch trong mùa hè, mùa mưa bão sắp tới là: Cần tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh cho trẻ bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vi-ta-min; có chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường cho trẻ được vận động. Khi trẻ bị bệnh hoặc nghi bị các bệnh trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan ra người thân và cộng đồng.

II. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ.

Tai nạn thương tích thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em Việt Nam gồm: đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng, điện giật, động vật cắn… Trong đó trẻ gặp tai nạn và dẫn đến tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao. Trẻ con vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra, do đó, người lớn từ gia đình đến nhà trường cần có sự trông nom cẩn thận đối với các bé.

1. Bỏng:

    Nguyên nhân: do nước sôi (canh, nước uống, cám lợn, mỡ, hơi nước nồi áp suất). Bưng bê không cẩn thận nên bị nước sôi đổ vào người. Khi sử dụng bếp, bàn là, ổ điện, dây điện hở, bình nóng lạnh. Bố mẹ cho con ăn cháo, cơm, canh nóng. nghịch bật lửa, diêm, đốt giấy, rơm, nướng khoai. Chập điện đứt dây. Ống bô xe máy, que cơi lửa. Nhà gần đường điện cao thế nên bị tia lửa điện đánh.

Nhiều trẻ em bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn.

2. Ngã:

 Nguyên nhân:Trèo ghế, cửa sổ, thang, cầu thang, vấp ngã. Trượt chân do sàn nhà ướt. Đùa nghịch, xô đẩy nhau. Chị bế em. Ngã từ tầng cao xuống. Ngủ ngã từ giường xuống đất. Tập xe đạp, xe gắn máy.

3. Ngộ độc:

Nguyên nhân:Thức ăn ôi thiu, quá hạn, nấm độc, rửa không kĩ, nấu không chín. Đồ uống có ga. Thuốc không theo chỉ dẫn (thuốc nhỏ lại uống, …), uống nhầm thuốc. Dị ứng thuốc, mĩ phẩm, phấn rôm. Đồ ăn tẩm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu. Ăn cá nóc, thịt cóc.

4.Đuối nước: là một trong nguyên nhân gây thương tích, tử vong hàng đầu cho trẻ em.Tai nạn đuối nước ở trẻ em không chỉ xảy ra ở các vùng sông nước, nông thôn, mà có cả ở những thành phố lớn. Không chỉ có ở gần ao, hồ, sông, suối thì mới có thể xảy ra tai nạn đuối nước, ngay cả khi có thau, xô, chậu chứa nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ

5. Ngạt, tắc đường thở:

Nguyên nhân: Vật nhỏ (lạc, bi, đậu, đỗ, khuy áo, ngô); sặc thức ăn (bột, cơm); hóc đồ chơi; trùm kín chăn khi ngủ; đùa nghịch dùng túi nilon trùm lên đầu nhau; dùng than để sưởi khingủ dẫn đến ngộ độc thán khí.

 6. Động vật cắn: chó, mèo, lợn, ong, kiến, côn trùng (rết, bọ cạp), rắn, …

 7. Tai nạn giao thông: Không tuân thủ luật giao thông, đua xe đạp, xe máy. Đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch, xô đẩy nhau. Chạy qua đường. Đá bóng, chơi đùa dưới lòng đườngThức ăn của trẻ đảm bản tươi ngon, đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

 * Phòng chống Tai nạn thương tích trẻ em:

 - Để nguồn điện cao, xa khỏi tầm tay với của trẻ;

 - Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước;

 - Có cầu dao điện, ổ cắm điện có nắp bảo vệ;

 - Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để bảo đảm an toàn cho trẻ;

 -  Rào ao, hố, rãnh nước quanh nhà, làm cửa chắn nếu nhà gần ao hồ;

 - Đổ nước trong các xô chậu nếu không cần;

 - Cho trẻ học bơi sớm (trên 4 tuổi);

 - Luôn đậy nắp chum, lu, bể, giếng nước...;

 - Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, ngoài tầm với của trẻ;

- Không để đồ vật đang nóng trong tầm với của trẻ (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn ủi nóng, ống bô xả xe máy...);

 - Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa...;

 - Không cho trẻ leo trèo cầu thang, bàn ghế, nơi dễ ngã;

 - Sử dụng cũi để trông trẻ nhỏ;

 - Không cho trẻ nhỏ ngồi, nằm võng nơi khi không có người lớn trông;

 - Sắp xếp đồ đạc cho hợp lý không để vướng trẻ đi lại;

 - Dạy trẻ không xô đẩy nhau;

 - Giáo dục luật giao thông, bơi trong trường học;

 - Không cho trẻ chơi dưới long đường, hay gần đường giao thông;

 -  Phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi cho trẻ tham gia giao thông;

 - Làm hàng rào, cổng, cửa chắn nếu nhà gần đường, đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ;

 - Trẻ nhỏ khi qua đường phải có người lớn đi kèm;

 - Hướng dẫn cách phòng điện giật cho trẻ lớn;

 - Hướng dẫn cách sơ cấp cứu cho trẻ lớn;

 - Có túi thuốc, tủ thuốc cấp cứu để phòng khi TNTT bất ngờ xảy ra;

 - Có biển báo nơi nguy hiểm cho trẻ biết để phòng tránh;

 


Tác giả: Dương Thị Huệ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan