Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 28
Năm 2024 : 8.642
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội. Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. 

   Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề báo động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được coi là trở ngại lớn nhất trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới. Đặc biệt, tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em gái đang ngày càng diễn biến phức tạp và trỏe thành vấn đề bức xúc trong xã hội.

   Theo điều tra của LHQ, tại Việt Nam, 58% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực tại một số thời điểm trong đời. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp và đang là vấn đề gây bức xúc toàn xã hội, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.

    Bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Do đó, chúng ta phải ngăn chặn bạo lực trong gia đình, tại trường học, nơi công cộng và nơi làm việc trước khi xảy ra; thay đổi những định kiến về giới, để mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai trở thành những tác nhân thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới.

   Có thể nói, nhiều năm qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em tương đối hoàn chỉnh. Điều này được thể hiện trong các quy định của chính sách và pháp luật, bảo đảm bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được ban hành và thực thi như: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2020; Chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020… Đặc biệt, Quyết định 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc… có thể coi là bước đột phá trong việc nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

  Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội đã triển khai nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về hậu quả của bạo lực và xây dựng, triển khai các mô hình, dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực. Đặc biệt, ngày 13/11/2016 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Sự kiện này mở đầu cho Chiến dịch truyền thông quốc gia về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Kết quả sau một tháng, với sự vào cuộc mạnh mẽ, sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước và quốc tế, đã có hàng trăm hoạt động được triển khai rộng rãi từ trung ương tới địa phương, thu hút sự tham gia trực tiếp của hàng trăm ngàn người dân. Thông qua Chiến dịch truyền thông này, các thông điệp hướng tới kêu gọi thực hiện bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã được lan tỏa ngày một xa hơn, rộng hơn.

 Năm nay tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” diễn ra từ ngày 15/11/2020 đến ngày 15/12/2020. Hưởng ứng tháng hành động trường mầm non thị trấn Văn Giang tổ chức xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giưới năm 2020 nhằm thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động tham gia hành động của các cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, vận động toàn xã hội chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, cho cha, mẹ, các thành viên trong gia đình. Giảm thiểu tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng, ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Tăng cường trách nhiệm  của nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường về việc phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.


Tác giả: Trường Mầm non TT Văn Giang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết